1 00:00:04,460 --> 00:00:06,840 Điều này chỉ xảy ra một lần trong 16 năm. 2 00:00:07,560 --> 00:00:13,160 Nó sẽ tiến đến rất gần lỗ đen, đến nỗi tốc độ của nó sẽ đạt gần 3% tốc độ ánh sáng. 3 00:00:14,120 --> 00:00:18,540 Tôi nói với vợ rằng 'Anh có chuyện cần nói với em - nó thực sự ở đó'. 4 00:00:27,120 --> 00:00:31,060 Tập 173: Lần đầu tiên Xác nhận Thuyết Tương đối Rộng của Einstein gần Lỗ Đen Siêu Khối lượng 5 00:00:35,820 --> 00:00:41,240 Kể từ khi Einstein công bố thuyết tương đối rộng vào năm 1915, 6 00:00:41,240 --> 00:00:45,020 các nhà khoa học đã không ngừng kiểm nghiệm trong suốt hàng trăm năm 7 00:00:45,020 --> 00:00:48,060 để chứng minh Einstein đúng ... hay sai. 8 00:00:49,520 --> 00:00:51,400 Để theo đuổi mục tiêu này, 9 00:00:51,400 --> 00:00:54,940 ESO đã không ngừng nâng cấp kính thiên văn của mình để theo dõi một con quái vật ẩn mình 10 00:00:54,940 --> 00:00:59,380 tại trung tâm của Dải Ngân Hà (thiên hà Milky Way) trong hơn 25 năm. 11 00:01:03,260 --> 00:01:10,260 Gã khỗng lồ này là một lỗ đen siêu khối lượng, nặng gấp 4 triệu lần khối lượng Mặt Trời 12 00:01:10,260 --> 00:01:14,120 được bao quanh bởi một nhóm sao đông đúc. 13 00:01:19,940 --> 00:01:24,580 Hiện tại, sau một chiến dịch quan sát đầy phi thường kéo dài 26 năm 14 00:01:24,580 --> 00:01:28,200 Lần đầu tiên những ảnh hưởng về thuyết tương đối rộng của Einstein 15 00:01:28,200 --> 00:01:33,500 đã được quan sát một cách chi tiết xung quanh lỗ đen siêu khổng lồ này. 16 00:01:36,740 --> 00:01:43,120 Tuy nhiên, các nhà thiên văn học không chỉ quan tâm đến việc tìm hiểu xem Einstein có đúng hay không. 17 00:01:43,120 --> 00:01:49,760 Họ cũng muốn sử dụng những đo đạc này để kiểm tra sự hiểu biết cơ bản nhất của chúng ta về Vũ Trụ. 18 00:01:50,920 --> 00:01:55,780 Toàn bộ lý thuyết về sự hình thành của Vũ Trụ - cách Vũ Trụ tiến hóa 19 00:01:55,780 --> 00:02:01,180 được dựa trên một giả thuyết triết học và cơ bản, chính là các định luật vật lý 20 00:02:01,180 --> 00:02:04,760 có thể áp dụng được ở khắp mọi nơi và ở mọi thời điểm trong Vũ Trụ. 21 00:02:04,760 --> 00:02:06,220 Trong khi hiện tại trên Trái Đất, 22 00:02:06,220 --> 00:02:11,100 chúng ta chỉ có thể chứng minh các định luật trong một số trường hợp nhất định. 23 00:02:11,120 --> 00:02:15,640 Vì vậy, điều này rất quan trọng trong thiên văn học để kiểm tra những định luật vật lý đó 24 00:02:15,640 --> 00:02:20,040 để thấy chúng vẫn áp dụng được tại nơi có trường hấp dẫn mạnh hơn nhiều. 25 00:02:24,900 --> 00:02:29,420 Các bước chuẩn bị cho sự kiện đột phá này bắt đầu vào đầu năm 2018, 26 00:02:29,420 --> 00:02:33,120 khi các nhà thiên văn học đến đài thiên văn Paranal của ESO 27 00:02:33,120 --> 00:02:38,260 để thực hiện đo đạc tại một trong những phòng thí nghiệm tương tác hấp dẫn mạnh mẽ nhất. 28 00:02:42,000 --> 00:02:46,320 Bạn biết đấy, có một lỗ đen nằm tại trung tâm của Dải Ngân Hà 29 00:02:46,320 --> 00:02:50,820 có các ngôi sao quay quanh lỗ đen trung tâm này. 30 00:02:50,820 --> 00:02:57,520 Và những ngôi sao này chính là vật đo lường. Chúng kiểm tra lực hấp dẫn của thiên thể. 31 00:02:57,520 --> 00:03:03,640 Có một ngôi sao đặc biệt chúng tôi hiện đang theo dõi trong suốt 25 năm. 32 00:03:04,580 --> 00:03:14,740 Ngôi sao này, có tên là S2, gần đây đã tiến đến rất gần lỗ đen với tốc độ lên đến 25 triệu km / giờ. 33 00:03:16,040 --> 00:03:20,860 Các nhà thiên văn học đã sẵn sàng và chờ đợi để tận dụng tối đa cơ hội duy nhất này 34 00:03:20,860 --> 00:03:23,660 với nhiều thiết bị hiện đại của ESO. 35 00:03:25,920 --> 00:03:27,360 Vào mùa xuân năm 2018, 36 00:03:27,360 --> 00:03:32,580 một trong những ngôi sao đẹp nhất của chúng ta quay quanh lỗ đen ở trung tâm thiên hà 37 00:03:32,580 --> 00:03:35,060 là ngôi sao đến gần lỗ đen nhất 38 00:03:35,060 --> 00:03:38,020 và đó là những gì chúng tôi muốn quan sát và đó là sự kiện chúng tôi muốn theo dõi. 39 00:03:39,380 --> 00:03:45,380 Thực hiện những đo đạc này lại đẩy sức mạnh của Kính Thiên văn Rất Lớn vượt cả giới hạn cho phép. 40 00:03:47,120 --> 00:03:49,180 Bạn cần phải thu được nhiều hình ảnh sắc nét, 41 00:03:49,180 --> 00:03:54,060 và cách tốt nhất để có được hình ảnh sắc nét là phải có nhiều kính thiên văn lớn. 42 00:03:55,760 --> 00:03:59,800 Ngay cả với kích thước đầy ấn tượng của Kính Thiên văn Rất Lớn 43 00:03:59,800 --> 00:04:06,000 cách duy nhất để đo chính xác đường đi cực nhanh của S2 xung quanh lỗ đen siêu khối lượng 44 00:04:06,000 --> 00:04:09,240 là phải có sự kết hợp của nhiều kính thiên văn với nhau. 45 00:04:10,740 --> 00:04:16,580 Chúng tôi tạo ra một siêu kính thiên văn - trong trường hợp này có đường kính 130 m. 46 00:04:17,680 --> 00:04:25,020 Ánh sáng từ bốn đơn vị kính thiên văn của Kính Thiên văn Rất Lớn được kết hợp bởi thiết bị GRAVITY 47 00:04:25,020 --> 00:04:28,820 cho phép các nhà thiên văn học có được độ nhạy mà họ cần. 48 00:04:29,760 --> 00:04:34,620 Chúng tôi có cả bốn kính thiên văn làm việc cùng nhau. 49 00:04:34,620 --> 00:04:39,020 kết hợp ánh sáng từ tất cả bốn kính thiên văn và đây là GRAVITY 50 00:04:39,620 --> 00:04:41,820 Nó quan sát, đo lường chuyển động tương đương với 51 00:04:41,820 --> 00:04:45,960 chuyển động của một chiếc đèn pin 10cm đang được cầm bởi một phi hành gia trên Mặt Trăng. 52 00:04:48,040 --> 00:04:52,880 GRAVITY làm việc với hai thiết bị hiện đại khác của ESO 53 00:04:52,880 --> 00:04:56,420 cho thấy một hiệu ứng có tên là dịch chuyển đỏ hấp dẫn. 54 00:04:57,440 --> 00:05:02,500 Có thể thấy khi ánh sáng từ ngôi sao được kéo dài sang bước sóng dài hơn 55 00:05:02,500 --> 00:05:06,320 bởi trường hấp dẫn rất mạnh của lỗ đen. 56 00:05:10,860 --> 00:05:14,680 Đối với phát hiện này, chúng tôi sử dụng ba thiết bị của ESO gồm 57 00:05:14,680 --> 00:05:19,600 NACO, SINFONI và GRAVITY, và cả ba là những thứ độc nhất trong số thiết bị có tại đây. 58 00:05:20,940 --> 00:05:27,160 Tuy nhiên, việc nắm bắt các chi tiết của dịch chuyển đỏ hấp dẫn không phải là một việc dễ dàng. 59 00:05:28,700 --> 00:05:32,420 Đó là một chặng đường dài. Thực sự rất khó khăn. 60 00:05:32,420 --> 00:05:37,020 Đó là một câu chuyện dài - rất chông gai! Không phải lúc nào cũng dễ dàng và đầy thử thách. 61 00:05:42,640 --> 00:05:48,700 Lần đầu tiên độ lệch từ các dự đoán về lực hấp dẫn của Newton 62 00:05:48,700 --> 00:05:54,040 được quan sát trong chuyển động của một ngôi sao xung quanh một lỗ đen siêu khối lượng 63 00:05:54,040 --> 00:06:00,100 và là kết quả của nhiều năm hợp tác giữa ESO và các viện nghiên cứu khác. 64 00:06:02,160 --> 00:06:07,680 Một trong những lợi thế to lớn của ESO và cách ESO hoạt động 65 00:06:07,680 --> 00:06:15,580 là luôn luôn có sự hợp tác rất mạnh mẽ giữa ESO và các viện nghiên cứu ở các nước thành viên 66 00:06:15,580 --> 00:06:18,700 đây là một nét hết sức độc đáo vì 67 00:06:18,700 --> 00:06:25,760 nó cho phép ESO cùng nhiều nước thành viên thực hiện những dự án như GRAVITY. 68 00:06:28,400 --> 00:06:32,300 Nhờ có sự hợp tác quốc tế cùng nhiều thiết bị của ESO 69 00:06:32,300 --> 00:06:39,520 các nhà thiên văn học có dịp chứng kiến ​​cảnh tượng một ngôi sao đang lao qua một lỗ đen siêu khối lượng 70 00:06:39,520 --> 00:06:46,040 cung cấp một thí nghiệm vũ trụ hoàn hảo để kiểm tra sự hiểu biết của chúng ta về vật lý. 71 00:06:46,500 --> 00:06:52,880 Đã hơn một trăm năm từ khi Einstein công bố những phương trình của thuyết tương đối rộng. 72 00:06:52,880 --> 00:06:56,340 Một lần nữa Einstein đã đúng khi thuyết của ông được kiểm chứng 73 00:06:56,340 --> 00:07:01,760 trong một phòng thí nghiệm cực lớn còn hơn cả những gì mà ông có thể tưởng tượng được! 74 00:07:13,880 --> 00:07:15,400 Thiên văn học trong tầm tay 75 00:07:15,400 --> 00:07:16,760 Được sản xuất bởi ESO, Đài thiên văn phía Nam của châu Âu 76 00:07:16,760 --> 00:07:18,980 Mang đến những tầm cao mới trong thiên văn học. 77 00:07:18,980 --> 00:07:22,660 Transcribed by ESO; Translated by —Thanh Sang Mai