1 00:00:03,000 --> 00:00:08,600 Các nhà thiên văn học sử dụng kính thiên văn của ESO cùng nhiều kính khác trên khắp thế giới 2 00:00:08,600 --> 00:00:15,120 đã tìm thấy ba hành tinh mới quay quanh ba ngôi sao trong cụm sao Messier 67. 3 00:00:15,880 --> 00:00:20,600 Cho đến nay có rất ít hành tinh được biết đến trong một cụm sao như vậy. 4 00:00:21,080 --> 00:00:22,580 Và ngạc nhiên hơn, 5 00:00:22,580 --> 00:00:30,480 một trong ba ngôi sao có hành tinh quay quanh là bản sao hoàn hảo của Mặt Trời 6 00:00:30,980 --> 00:00:35,000 -- một ngôi sao gần như giống hệt Mặt Trời của chúng ta. 7 00:00:35,860 --> 00:00:42,000 Đây là lần đầu tiên phát hiện một hành tinh quay quanh một ngôi sao giống hệt Mặt Trời trong một cụm sao. 8 00:00:47,000 --> 00:00:49,660 Đây là chương trình ESOcast! 9 00:00:49,660 --> 00:00:53,400 Với nền khoa học hiện đại và những chuyện hậu trường tại ESO 10 00:00:53,400 --> 00:00:55,380 Đài thiên văn phía Nam của châu Âu. 11 00:00:55,640 --> 00:01:03,000 Cùng khám phá ranh giới tận cùng của Vũ Trụ với Tiến sĩ J., hay Tiến sĩ Joe Liske. 12 00:01:04,000 --> 00:01:09,000 Tin vui nhé mọi người! Ba ngoại hành tinh mới đã được phát hiện. 13 00:01:09,980 --> 00:01:15,000 So với việc chúng ta đã phát hiện hơn một nghìn ngoại hành tinh khác, thì lần này không nhiều, 14 00:01:16,040 --> 00:01:19,140 nhưng thực tế phát hiện này có khác biệt đôi chút 15 00:01:19,140 --> 00:01:26,000 bởi vì 3 hành tinh này quay quanh ba ngôi sao bên trong một cụm sao có tên là Messier 67. 16 00:01:28,680 --> 00:01:34,000 Những phát hiện gần đây xác nhận việc hành tinh ở trong các cụm sao là điều khá phổ biến 17 00:01:34,000 --> 00:01:36,180 - mặc dù rất khó phát hiện. 18 00:01:37,320 --> 00:01:40,420 Điều này cho phép các nhà khoa học kiểm tra 19 00:01:40,420 --> 00:01:44,660 sự hình thành của hành tinh trong môi trường đông đúc của cụm sao. 20 00:01:46,680 --> 00:01:48,680 Để truy tìm nhiều ngoại hành tinh mới, 21 00:01:48,680 --> 00:01:55,000 các nhà thiên văn học đã sử dụng thiết bị HARPS trên kính thiên văn 3,6m tại Đài thiên văn La Silla của ESO. 22 00:01:55,640 --> 00:02:02,000 Họ cẩn thận theo dõi 88 ngôi sao được chọn trong Messier 67 trong một vài năm. 23 00:02:02,000 --> 00:02:06,160 Cho phép các nhà thiên văn học truy tìm những chuyển động nhỏ của ngôi sao, 24 00:02:06,160 --> 00:02:09,480 tiết lộ sự hiện diện của các hành tinh quay quanh chúng. 25 00:02:12,340 --> 00:02:15,340 Cả ba hành tinh được phát hiện bên trong cụm sao. 26 00:02:15,340 --> 00:02:20,000 Hai trong số hành tinh này quay quanh ngôi sao tương tự như Mặt Trời, 27 00:02:20,000 --> 00:02:24,680 và hành tinh còn lại có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao khổng lồ đỏ có khối lượng lớn. 28 00:02:25,380 --> 00:02:30,780 Cả hai hành tinh đầu tiên đều nặng khoảng một phần ba khối lượng Sao Mộc 29 00:02:30,780 --> 00:02:36,020 và quay quanh ngôi sao chủ của chúng liên tục từ năm đến bảy ngày. 30 00:02:37,120 --> 00:02:45,740 Hành tinh thứ ba mất 122 ngày để quay quanh ngôi sao và nặng hơn Sao Mộc. 31 00:02:48,000 --> 00:02:52,520 Ngôi sao chủ của một trong ba hành tinh này là một thiên thể đáng lưu ý 32 00:02:53,240 --> 00:02:56,280 -- là một trong số ngôi sao giống Mặt Trời nhất từng được biết đến. 33 00:02:57,100 --> 00:03:04,640 Ngôi sao gần như giống hệt Mặt Trời về khối lượng, tuổi tác, thành phần hóa học cùng nhiều đặc điểm khác. 34 00:03:05,040 --> 00:03:05,900 Ngoài ra, 35 00:03:05,900 --> 00:03:10,360 đây là ngôi sao giống Mặt Trời đầu tiên trong một cụm sao được phát hiện có hành tinh quay quanh. 36 00:03:13,000 --> 00:03:18,000 Sao song sinh Mặt Trời, sao tương tự Mặt Trời và sao kiểu Mặt Trời 37 00:03:18,000 --> 00:03:23,340 là các loại sao dựa trên độ tương đồng với Mặt Trời của chúng ta. 38 00:03:24,320 --> 00:03:30,000 Sao song sinh Mặt Trời - những ngôi sao gần giống với Mặt Trời - rất hiếm, 39 00:03:30,000 --> 00:03:36,000 nhưng trong các lớp sao khác, ít có sự giống nhau, thì phổ biến hơn nhiều. 40 00:03:39,000 --> 00:03:43,180 Trước đây các nhà thiên văn học không tìm thấy nhiều hành tinh trong cụm sao, 41 00:03:43,180 --> 00:03:45,420 nhưng bây giờ chúng cuối cùng cũng đã xuất hiện. 42 00:03:45,980 --> 00:03:51,000 Kết quả mới từ thiết bị HARPS cho thấy các hành tinh trong cụm sao mở 43 00:03:51,000 --> 00:03:56,000 có khả năng phổ biến hơn so với các ngôi sao biệt lập 44 00:03:56,000 --> 00:03:58,000 ... vậy nên có rất nhiều hành tinh! 45 00:03:58,840 --> 00:04:01,840 Tôi là Tiến sĩ J. đồng hành cùng chương trình ESOcast. 46 00:04:01,840 --> 00:04:05,000 Lần sau hãy cùng tôi tham gia một cuộc phiêu lưu khác vào Vũ Trụ. 47 00:04:19,000 --> 00:04:24,000 Transcription by ESO; translation by Thanh Sang Mai.